Nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

NẤM RỄ CỘNG SINH MYCORRHIZA TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được áp dụng ở nước ta trong nhiều năm qua trên các nhiều loại cây trồng như lúa, bông vải, thanh long, rau màu…

Việc áp dụng chương trình này mang lại nhiều lợi ích rất lớn như giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản, giúp môi trường sinh thái an toàn, bền vững và năng suất, chất lượng cây trồng được cải thiện… do đó trong thực hiện “Thực hành canh tác tốt GAP” trên cây trồng thì quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một trong những tiêu chí bắt buộc người nông dân phải tuân thủ.

Trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp thì việc sử dụng nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza được các nhà khoa học của Khoa Thực vật Trường ĐH Dehli (Ấn Độ) và Viện Nghiên Cứu Cây Trồng (Italia) xem là một biện pháp phòng trừ bệnh hại ở rễ do các loại vi sinh vật gây bệnh như Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, Phytophthora hay bệnh tuyến trùng … rất có tiềm năng.

Theo các nhà nghiên cứu thì cơ chế phòng trị bệnh của nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza đối với vi khuẩn, nấm gây hại có thể theo các cơ chế sau:

Gia tăng dinh dưỡng cây trồng
Thay đổi hóa sinh trong mô cây trồng
Thay đổi cấu trúc của bộ rễ
Giảm áp lực của bệnh
Thay đổi vi sinh vật trong vùng rễ
Thay đổi hình thái của bộ rễ
Cạnh tranh trực tiếp giữa nấm rễ và tác nhân gây bệnh.
Cùng với các vi sinh vật đối kháng khác như Trichoderma, Pseudomonas, Bacillus…Nấm rể cộng sinh Mycorrhiza có nhiều triển vọng áp dụng thực tế trong phòng trừ bệnh hại. Để nâng cao hiệu quả phòng trừ nên sử dụng hỗn hợp các chủng nấm rễ cộng sinh và các chủng vi sinh vật đối kháng hơn dùng đơn lẽ một chủng.