Một số loại nấm gây bệnh cây trồng

MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY BỆNH CÂY TRỒNG
Nấm gây bệnh cây trồng hại cây trồng làm giảm năng suất, thẩm mỹ, thâm chí có thể gây chết cây, thiệt hại kinh tế rất lớn. Nấm khi lây lan sẽ rất khó để ngăn chặn. Cho nên bạn nên kiểm tra thường xuyên, nắm bắt rõ tình trạng của cây. Bài viết này, Vườn Cây sẽ giúp bạn hiểu hơn những loại nấm hại cây trồng thường gặp, và cách phòng ngừa chúng hiệu quả nhất.

* TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI NẤM CÂY TRỒNG:
Nấm là các vi sinh vật giống nấm gây bệnh là các vi sinh vật dị dưỡng. Chúng cần nguồn dinh dưỡng bên ngoài để phát triển và sinh sản. Các đặc tính sinh trưởng của nấm như sau:

– Nấm gây bệnh cây trồng:
Nấm gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
Cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Nhiều sợi trưởng thành tập hợp lại thành tạo thành tảng nấm, đây là thể dinh dưỡng của nấm.
Khi không có cây ký chủ, nấm gây bệnh cây trồng tồn tại trong đất, nước, không khí, tàn dư cây trồng,… trong thời gian dài. Chúng tồn tại bằng các sợi nấm, hạch nấm hay hậu bào tử trứng. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là từ 25 – 28 độ C, thấp nhất là 5 – 10 độ C tuỳ loại và cao nhất là 35 độ C. Vượt ngưỡng nhiệt độ trên nấm sẽ bị tiêu diệt.

+ Phương thức để nấm gây bệnh cây trồng:
Lây bệnh vào lá
Lây bệnh vào thân
Lây bệnh vào đất trồng dạng hỗn hợp
Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng
Dịch bào tử có hoặc không gây vết thương có giới trên thân, cành, rễ,…
Nấm xâm nhiễm và gây bệnh cho cây trồng.
Một số loại nấm gây bệnh cây trồng
Dưới đây là các loại nấm gây bệnh cho cây phổ biến thường gặp ở cây công trình ở nước ta. Chúng gây hại nghiêm trọng cho thân, cành, lá, hoa và quả.

**Nấm Scerotinia sclerotiorum:
Đây là loại nấm gây hại cho cây, gây thối thân, thối quả và hoa của cây trồng. Hạch nấm thường tồn tại trong đất một thời gian rất dài. Khi điều kiện thời tiết hơi ẩm, chúng tạo ra quả thể đĩa, các quả này tạo ra bào tử túi xâm nhiễm vào cây.

** Nấm Botryotinia :
Botryotinia hay còn gọi là Botrytis là một trong những loại nấm hại cây trồng phổ biến, gây ra bệnh thối quả và bệnh nấm trên lá. Nó khiến cho cây bị héo lá, thối nhũn.

** Nấm Fusarium:
Các loại nấm trong Fusarium là tác nhân gây nên các bệnh thối rễ, thối cổ rễ, thối thân, thôi cũ, thối nhũn lá khiến cây trồng bị vàng, héo, cây còi cọc, kém phát triển. Bệnh héo Fusarium là phổ biến, chúng trở nên trầm trọng hơn nếu điều kiện môi trường ẩm ướt.

Đây là nguyên nhân ra nhiều loại bệnh trên các loại cây trồng lâu năm như: Cây ăn quả, cây công trình bóng mát, cây công nghiệp,… Các bệnh phổ biến do loại nấm này gây nên như: thối thân, thối quả, tàn lụi cây con, bệnh vàng lá thối rễ,…

** Nấm Rhizoctonia :
Trong các loại nấm gây bệnh cây trồng phổ biến ở nước ta, loại nấm này gây xâm nhiễm gây bệnh trên thân và bề mặt lá cây trong điều kiện thời tiết ấm, có mưa, độ ẩm cao.

Bệnh do nấm Rhizoctonia gây ra bao gồm: bệnh lở cổ rễ, thối rễ con, thối rễm làm héo và chết cây con.

** Nấm Pythium
Đây là một loại nấm hại thuộc lớp Oomycetes, trong giới Chromista. Loại này không phải nấm thực mà chỉ là vi sinh vật giống nấm, Pythium có nhiều loại và chúng gây hại nghiêm trọng cho cây trồng như: thối rễ con, vàng lá ở cây trưởng thành, bệnh thối thân, gây bệnh còi cọc, bệnh thối nhũn lá, bệnh tàn lụi và chết ở cây con,…

Hầu hết các loài Pythium có phổ ký chủ động. Cho nên, trồng các loại cây công trình, cây cảnh sân vườn, cây công nghiệp hay cây hoa màu,… đều phải đề phòng. Đặc biệt là các loại như: Pythium species, Pythium aphanidermatum, Pythium myriotylum, Pythium spinosum,….

++ Biện pháp phòng trừ nấm gây bệnh cây trồng :
Nấm hại một khi đã bùng phát, tốc độ sinh sản và lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cho nên, phải có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu, dưới đây là biện pháp canh tác và phòng trừ nấm cho cây:

++ Biện pháp canh tác:
Sau khi thu hoạch và trước khi canh tác, chúng ta phải thu dọn sạch thực địa, tiêu huỷ tàn dư thực vật, làm sạch cỏ dại,.. Bởi đây là những nguồn lưu tồn nấm hại phổ biến.

1/ Về đất trồng :
Đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt. Trước khi trồng nên đào hố trước để phơi ải được càng tốt, đặc biệt là những khu vực đất có độ ẩm cao, đất trũng thì nên đắp ụ đất hoặc lên luống cao. Bổ sung thêm vôi bột vào đất cải tạo, tăng pH, giảm hoạt động của nấm.

Điều kiện thoát nước tốt là biện pháp canh tác, phòng trừ nấm gây bệnh cây trồng phổ biến.

2/ Về phân bón:
Sử dụng phân NPK cân đối, tránh để lừa đảo Ni tơ. Ưu tiên dùng phân hữu cơ hoai mục, bởi trong phân hữu có chứa nhiều vi sinh vật đối kháng giúp hạn chế nguồn bệnh. Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma trực tiếp vào đất hoặc trộn cùng phân lót để tăng lợi ích cho đất.

3/ Về cây trồng:
Lựa chọn cây công trình có sức sống tốt, không bị sâu bệnh. Tại Vườn Cây có cung cấp các loại cây trồng bao gồm: cây công trình, cây cảnh sân vườn, cây hoa kiểng, cây trồng viền, cây cảnh biệt thự,…

Không chỉ có nguồn cây trồng đa dạng đảm bảo cung cấp số lượng cho mọi công trình có quy mô lớn nhỏ. Cây được chăm sóc kỹ lưỡng tại vườn, đảm bảo sạch sâu bệnh, tỷ lệ sống cao, sức sinh trưởng tốt.

*** Biện pháp sinh học:
Đây là biện pháp diệt nấm bệnh trong đất hiệu quả nhất. Chúng ta sử dụng các vi sinh vật có lợi hoặc các chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng. Trichoderma bacillus là lựa chọn đầu tiên, kết hợp thêm chế phẩm EM HLC (đặc trị tuyến trùng) để tănh hiệu quả phòng nấm bệnh hại cây trồng, tăng đề kháng cho cây
*** Biện pháp hoá học:
So với các biện pháp trên, việc sử dụng các chế phẩm hoá học có hiệu quả thấp hơn. Bởi các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn chủ yếu trong đất, xâm nhiễm vào rễ và cổ rễ sáp mặt đất.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp hoá học cần lưu ý những điều sau để bảo vệ cây trồng:
Phun thuốc trước khi nấm bệnh hiểu rõ ràng
Luân phiên dùng thuốc đặc trị nấm (không nên dùng duy nhất 1 loại)
Phun theo nồng độ khuyến cáo với khoảng cách đồng đều giữa mỗi lần phun.