Sau quy trình chuẩn bị đất, xử lý giống – gieo sạ, bà con cần lưu ý công tác quản lý dịch hại đầu vụ để đạt mùa vụ năng suất cao như ý:
Kiểm soát chuột
Tiêu trừ lượng chuột gây hại lúa bằng hỗn hợp bả mồi gồm 10g thuốc hiệu DIỆT SẠCH CHUỘT (HICATE 0.25WP) với 300 – 500g mồi gồm: lúa, lúa mầm, thức ăn chăn nuôi, tép, ốc…
– Đặt bả mồi vào đường đi và nơi chuột thường qua lại hoặc trước cửa hang.
– Ở ngoài vườn và đồng ruộng: đặt 1 bả cách nhau từ 5 – 10 mét.
– Đặt liên tiếp từ 10 – 14 ngày đến khi không thấy chuột ăn bả mồi nữa.
Diệt chuột vườn gần ruộng hoặc dọc theo các bờ đê.
Quản lý cỏ dại – lúa cỏ
Với cỏ bờ, sử dụng thuốc trừ cỏ không chọn lọc như phun hiệu VUA BÒ ĐỎ (NEWFOSINATE 150SL) để diệt sạch cỏ trên bờ đê, cũng như cắt đứt nguồn dịch hại vụ trước lây lan qua vụ sau.
Với cỏ chọn lọc giai đoạn tiền nảy mầm, sau khi sạ từi 1 – 3 ngà, phun ngay chế phẩm TRIHAMEX 300EC, BUTAVI 60EC, khi nền ráo nước. Liều lượng 1 bình 100 – 120 ml/1000m2.
Diệt trừ ốc bươu vàng
Với giải pháp phun, bà con sử dụng chế phẩm NP SNAILICIDE 700WP. Liều lượng 0,2 – 0,25 kg/ha. Phun thuốc trước sạ hoặc phun sau sạ lúc cho nước vào ruộng lần đầu tiên. Phun thuốc khi mực nước trong ruộng không quá 5cm và không cho nước ngập đọt lúa.
Với giải pháp sử dụng dạng thuốc bả mồi để diệt Ốc, khuyến cáo sử dụng hiệu ỐC VỊT ĐỎ (NOTRALIS 18GR). Liều lượng 4 – 5kg/ha. Có thể trộn thuốc chung với hạt giống để sạ, rải sau khi sạ, khi gặp trời mưa, rải theo trũng, theo đường nước, có thể trộn phân rãi đợt phân đầu tiên. Chỗ nước trũng lưu ý tăng liều.
Phòng trừ sâu đầu vụ
Bà con nông dân nên thường xuyên đi thăm đồng, kiểm tra ruộng để chủ động phát hiện bọ trĩ, rầy nâu di trú ở giai đoạn mạ.
LƯU Ý: Thuốc trừ sâu HAIHAMEC 3.6EC, thuốc cũng ĐỘC VỚI ỐC BƯƠU VÀNG.
Kết hợp sử dụng bổ sung phân bón hỗn hợp MPK G.A 18 PLUS để lúa được Ra rễ mạnh – Cứng cây – Dày lá cũng như Hạ phèn – Giải độc hữu cơ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mưa dông, lốc xoáy gây thiệt hại vườn cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre
Biện pháp phòng ngừa đổ ngã cho cây lúa trong mùa mưa
Phun thuốc diệt cỏ mùa mưa cần lưu ý điều gì?
Bảo hiểm cho nông dân trước rủi ro khí hậu?
THÍCH ỨNG HẠN MẶN: CẦN GIẢI PHÁP CĂN CƠ, LÂU DÀI
RẦY NÂU HẠI LÚA – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ NHẤT
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH ĐẦU MÙA MƯA
PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA MÙA