Thời tiết bước vào mùa mưa có kèm theo những cơn giông lốc xoáy gây ảnh hưởng đến cây lúa làm lúa bị đổ ngã nhất là trà lúa từ giai đoạn trổ đến chín của vụ lúa Hè Thu. Đổ ngã làm giảm năng suất lúa, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và gây khó khăn trong thu hoạch nhất là thu hoạch bằng máy.
Để phòng ngừa đỗ ngã cho các trà lúa Hè Thu còn lại cũng như cho vụ Thu Đông 2022 sắp tới đòi hỏi nông dân áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như:
Về làm đất:
Nên phá vở tầng đế cày bằng cách cày sâu 15-20 cm, để ải mỗi năm một lần làm dầy tầng canh tác giúp rễ lúa ăn sâu hơn tránh đỗ ngã.
Phần Chọn giống:
Cần chọn giống tương đối cứng cây thường những giống lúa có chiều cao trung bình hoặc thấp cây sẽ có sức chống chịu đổ ngã tốt hơn giống lúa có thân quá cao: OM 5451; Jasmine 85… .
Biện pháp canh tác:
Khuyến cáo mật độ gieo sạ 80-120kg/ha. Vì sạ thưa hoặc sạ hàng cây sẽ khỏe đẻ nhánh sớm cây lúa sẽ to và cứng hơn hạn chế đổ ngã tốt.
Bón phân:
– Bón dư phân N sẽ làm cây lúa dễ đổ ngã.
– Phân Kali (bón trên 45 kg/ha); Silic giúp thân và rễ lúa cứng cáp giúp cây ít đổ ngã. Như vậy, silic là “dưỡng chất có lợi” vì làm gia tăng sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa. Silic giúp lá, thân và rễ lúa cứng cáp. Khi cây lúa có đủ silic, lá đứng thẳng nên hấp thu được nhiều ánh sáng và làm gia tăng khả năng quang hợp của cây, thân cứng ít bị đổ ngã và vì vậy giảm được tỷ lệ hạt lép và lửng.
Cách bón phân phòng ngừa đổ ngã cho cây lúa:
– Phân N áp dụng theo bảng so màu lá lúa.
– Bón P và K sớm giúp các lóng đầu tiên cứng chắc hạn chế đổ ngã.
– Tùy theo thời vụ và điều kiện đất đai mà lượng bón gia giảm hợp lý.
Bổ sung phân chứa nhiều Silic sẽ giúp lúa cứng cây hơn bằng các loại phân chứa Silic cao như: Kali Silic, NPK + Silic, Camalic HK Super… vào 7NSS và bón đón đòng, ngoài ra còn có thể sử dụng các loại phân bón lá chứa nhiều Silic để phun.
Không đốt đồng để lượng Silic chứa trong rơm rạ trả về cho đất dưới dạng hữu cơ tránh cạn kiệt Silic trong đất.
Quản lý nước trên đồng ruộng:
Rút nước giữa vụ cũng được xem là biện pháp phòng chống đổ ngã có hiệu quả. Theo đó, có thể rút nước ra khỏi ruộng từ 2- 3 lần, vào lúc sau đẻ nhánh tích cực (khoảng 28- 30 ngày sau sạ) và sau khi bón phân nuôi đòng (khoảng 46- 48 ngày sau sạ).
Thời gian rút nước kéo dài khoảng 5- 7 ngày/đợt. Trước khi thu hoạch 7- 10 ngày, cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.
Phòng ngừa bệnh hại gây ảnh hưởng đến lúa
Cần phòng trừ tốt các loại dịch hại nhất là các loại làm hư thân, lá như: đốm vằn, cháy bìa lá, vàng lá chín sớm, đạo ôn các loại bệnh này làm lá lúa và thân khô nhanh nên sẽ dễ đổ ngã hơn.
Thu hoạch khi có 90% số hạt trên bông chín, để càng muộn lúa sẽ dễ đổ ngã và ảnh hưởng đến phẩm chất hạt gạo. Lưu ý trước khi thu hoạch 7- 10 ngày, cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mưa dông, lốc xoáy gây thiệt hại vườn cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre
Biện pháp phòng ngừa đổ ngã cho cây lúa trong mùa mưa
Phun thuốc diệt cỏ mùa mưa cần lưu ý điều gì?
Bảo hiểm cho nông dân trước rủi ro khí hậu?
THÍCH ỨNG HẠN MẶN: CẦN GIẢI PHÁP CĂN CƠ, LÂU DÀI
RẦY NÂU HẠI LÚA – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ NHẤT
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH ĐẦU MÙA MƯA
PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA MÙA