Nhện gié hại lúa xuất hiện nhiều nhất trong vụ hè thu, nhện gié trên lúa có thể gây thiệt hại nặng đến năng suất và chất lượng nông sản. Vì vậy, bà con cần quan tâm, phòng trừ nhện gié hại lúa nhanh chóng, kịp thời và đúng cách.
1. Nhện gié hại lúa là gì?
Nhện gié (hay còn gọi là bệnh cạo gió) có tên khoa học là Steneotarsonemus spinki Smiley. Nhện gié thường kí sinh trên cây lúa nước, lúa dại và có vòng đời ngắn nhưng lại sức sinh trưởng mạnh nên có khả năng gia tăng quần thể lớn. Tuy nhiên, nhện gié hại lúa có rất nhiều loại thiên địch nên có thể bị khống chế.
Nhện gié trưởng thành có kích thước từ 0,2-1mm, trong suốt hoặc màu nâu sáng và có 8 chân. Vì có kích thước nhỏ nên nhện gié hại lúa rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nhện gié con đực phần thân sẽ ngắn hơn so với con cái, đổi lại đôi chân sau thường to hơn và được sử dụng để tự vệ. Khác với nhện trưởng thành, nhện non có phần cơ thể nhọn, dài, có 3 cặp chân và không thể tự di chuyển mà phải di chuyển nhờ nhện gié đực trưởng thành.
Trứng nhện gié hại lúa màu trắng hoặc trắng đục, thường mất khoảng 1-2 ngày để trứng nhện gié nở thành nhện con.
Nhện gié phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 28-30 độ, ẩm độ 96%. Ở nhiệt độ thấp hơn, sẽ phát triển chậm hơn. Chúng thường gây hại dựa vào việc hút chích nhựa cây lúa. Nhện gié hại lúa có thể lan truyền dựa vào hạt giống, gió, nước, côn trùng, chuột, lúa chét từ vụ trước …
2. Triệu chứng của lúa bị nhện gié
Nhện gié trên cây lúa có thể gây hại tất cả các bộ phận của cây, nhưng thường ở giai đoạn cây lúa từ đẻ nhánh đến trổ là thiệt hại nhiều hơn cả.
- Nhện gié hại lúa ở giai đoạn mạ: chủ yếu gây hại ở bẹ lá. Lúa bị nhện gié ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các vết chấm nhỏ màu trắng vàng và dần phát triển thành đám màu vàng nâu đến nâu đen. Cây lúa thường thấp lùn hơn và đẻ nhánh sớm hơn cây lúa bình thường
- Nhện gié trên lúa ở giai đoạn lúa cấy:
+ Nhện gié trên thân cây lúa: xuất hiện những đốm nhỏ có màu vàng nhạt, sau đó phát triển thành hình chữ nhật và chuyển dần sang màu nâu đen
+ Nhện gié trên bẹ lá lúa: lúa bị nhện gié sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng vàng, dần lan rộng thành các vệt sọc hình chữ nhật, màu sắc chuyển dần từ vàng nhạt sang vàng nâu rồi đến nâu đen, có thể chuyển sang thâm đen như vết cạo gió.
+ Nhện gié trên gân lá lúa: từ những chấm nhỏ màu trắng dần chạy dọc gân lá các vệt sọc, màu sắc biến từ nâu vàng đến nâu đậm rồi chuyển thành nâu đen
+ Nhện gié trên bông lúa: bông lúa không trổ thoát, hạt lép. Nếu bông lúa trổ thoát thì lúa bị nhện gié có hiện tượng toàn bộ bông và hạt lúa bị biến màu từ trắng vàng sang vàng nâu. Hạt lúa lúc này xuất hiện các đốm màu nâu đen ở vỏ trấu, hạt có thể bị méo mó. Bông lúa bị bệnh nhện gié không cong bình thường mà có chiều thẳng đứng.
3. Các biện pháp phòng trừ nhện gié trên lúa
Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân nhện gié hại lúa xuất hiện do thiên địch bị tiêu diệt do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, bón nhiều phân đạm hoặc gieo sạ quá nhiều ngay từ đầu vụ. Vì vậy, để phòng trừ nhện gié hiệu quả cần có biện pháp canh tác phù hợp ngay từ đầu:
- Nên xử lý đất trước khi gieo sạ, cày lật đất và đốt hết tàn dư, làm sạch cỏ và cho đất nghỉ từ 10 – 15 ngày.
- Ưu tiên sử dụng các giống lúa kháng. Chú ý cấy thưa, mật độ vừa phải, bón phân cân đối giữa phân đạm, phân lân và phân kali
- Cung cấp đủ nước cho ruộng lúa.
- Một số loài ong nội ký sinh là thiên địch của nhện gié, bà con nên lưu ý bảo vệ để ngăn nhện gié tấn công
- Thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện nhện gié trên cây lúa
- Khi nhện gié hại lúa xuất hiện, cần sử dụng thuốc diệt nhện gié kịp thời. Lưu ý phun đúng loại thuốc trừ nhện gié với liều lượng đúng theo hướng dẫn. Trước khi phun thuốc cần vô nước để mực nước trong ruộng cao, nhện theo nước trôi lên cao dễ dính thuốc.
4. Thuốc trừ nhện gié hiệu quả
Nhằm giúp bà con nông dân xua tan nỗi lo về nhện gié hại lúa, bảo vệ năng suất và chất lượng hạt lúa, Sinochem Việt Nam đã không ngừng nghiên nghiên cứu, mang đến giải pháp cho cây trồng bằng các loại thuốc đặc trị nhện gié sau đây:
THUỐC TRỪ SÂU BINHTAC 20EC
BINHTAC 20EC là sản phẩm thuốc trừ nhện gié hiệu quả cao với hoạt chất Amitraz, làm nhện gié chết nhanh sau khi phun thuốc từ 1 – 2 ngày và có khả năng kéo dài hiệu lực đến một tháng. Diệt cả nhện gié hại lúa ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Diệt nhanh trong 1 – 2 ngày, có khả năng kéo dài thời gian tiêu diệt đến hàng tháng.
Liên hệ với Sinochem Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc kịp thời cho mùa màng bội thu, không lo các vấn đề nhện gié hại lúa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mưa dông, lốc xoáy gây thiệt hại vườn cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre
Biện pháp phòng ngừa đổ ngã cho cây lúa trong mùa mưa
Phun thuốc diệt cỏ mùa mưa cần lưu ý điều gì?
Bảo hiểm cho nông dân trước rủi ro khí hậu?
THÍCH ỨNG HẠN MẶN: CẦN GIẢI PHÁP CĂN CƠ, LÂU DÀI
RẦY NÂU HẠI LÚA – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ NHẤT
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH ĐẦU MÙA MƯA
PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA MÙA