NHỆN HẠI TRÊN CÂY
Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch.
Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn. Trên cây có múi phổ biến có 3 loài nhện.
1. NHỆN ĐỎ (Panonychus citri)
Loài này gây hại trên lá và quả là một trong những dịch hại quan trọng trên họ cam quýt và các loại cây trồng khác. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô.
Nhện chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng.
2. NHỆN VÀNG (Phyllocoptruta oleivora)
Nhện vàng tập trung nhiều trên phần vỏ trái hướng ra phía ngoài tán lá, chúng tấn công quả làm quả bị méo mó, nhỏ, tạo những vết nâu hơi xám, những quả bị hại do nhện giảm nước nhanh hơn quả không bị hại và hư hỏng một cách nhanh chóng.
3. NHỆN TRẮNG (Polyphagotarsonemus latus)
Thường tạo vết rám, xạm trên chanh, làm giảm giá trị thương phẩm. Chúng có mức độ gây hại phổ rộng trên các nhóm lá rộng, cây cảnh và cỏ. ẩm độ mùa hè là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
Vụ chanh nghịch, hay vụ cam xuân hè thường bị ảnh hưởng nặng. Vết hại có màu vàng bạc hay chì màu da xạm giống như màu da cá mập và lan rộng ra khắp bề mặt quả, thỉnh thoảng vết xạm giống như màu đồng thiếc, quả thấp trên cây thường bị hại nặng đầu tiên.
Nhện trắng gây hại trên lá non của cam quýt, thường giai đoạn vườn ươm của cây bị thiệt hại nặng và có thể tìm thấy chúng ở dưới mặt lá, chúng làm lá rậm rạp và méo mó, mép lá bị cong xuống và thường biểu hiện màu đồng thiếc ở mặt dưới lá. Thân non sinh trưởng còi cọc, cây trồng giống như ảnh hưởng của thuốc cỏ.
Biện pháp phòng trừ:
Khảo sát vườn liên tục, đặc biệt chú ý vào mùa khô bằng các dụng cụ như kính lúp, giấy trắng… và nhận diện các triệu chứng gây hại để phòng trừ đúng lúc.
Thu gom các trái bị hại rơi rụng, tạo thành vườn thông thoáng cũng làm giảm mật số gây hại.
Tưới phun nước đủ ẩm thường xuyên cũng làm giảm nhện gây hại, nên tưới từ dưới lên trên bề mặt.
Dùng thuốc bảo vệ thực vật: Do nhện có khả năng kháng thuốc rất cao nên phải thường xuyên thay đổi luân phiên các loại thuốc sau: Saromite 57EC, Comda Gold 5WG, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, Sulox 80WP… xịt vào chỗ nhện thường ẩn nấp (mặt dưới lá và trên trái).
Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.
Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mưa dông, lốc xoáy gây thiệt hại vườn cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre
Biện pháp phòng ngừa đổ ngã cho cây lúa trong mùa mưa
Phun thuốc diệt cỏ mùa mưa cần lưu ý điều gì?
Bảo hiểm cho nông dân trước rủi ro khí hậu?
THÍCH ỨNG HẠN MẶN: CẦN GIẢI PHÁP CĂN CƠ, LÂU DÀI
RẦY NÂU HẠI LÚA – BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ NHẤT
GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH ĐẦU MÙA MƯA
PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA MÙA